Trong cuộc sống, chúng ta thường nhìn nhận sự việc theo quan điểm cá nhân, nhìn nhận sự vật, sự việc, con người theo cách nhìn phiến diện, vì vậy, bằng một cách nào đó chúng ta than phiền và đổ lỗi cho hoàn cảnh hay cho một ai đó khiến cho cuộc sống của ta toàn những bất ổn. Nhưng chúng ta đâu biết rằng chính điều đó là những nguyên nhân gây nên những bất ổn trong cuộc sống của mình: rạn nứt các mối quan hệ, công việc đi xuống, trì trệ, sức khoẻ yếu kém,..... Muốn phát triển hoàn thiện và có một cuộc sống hạnh phúc như mong muốn, chúng ta phải làm chủ chính cuộc sống của mình, hiểu được chính mình và hiểu được người khác. Và 15 tiền giả định trong NLP sẽ giúp bạn làm chủ cuộc sống của bạn.
1. Bản đồ không phải là cảnh thật
Ví dụ 1: Bạn cầm 1 tấm bản đồ Hà Nội được vẽ cách đây 20 năm (năm 1995) và tìm đường đi từ vị trí A đến vị trí B nào đó (vd: từ Mai Dịch, Cầu Giấy đến Gia Lâm). Liệu rằng với tấm bản đồ từ năm 1995 đó, bạn có thể đến được vị trí mà bạn muốn đến không?
Tôi chắc chắn với bạn là không, bởi xã hội luôn luôn phát triển, luôn không ngừng đổi mới, các tuyến đường vì thế cũng được thiết kế mở rộng ra nhiều tuyến đường hơn, hơn nữa,khung cảnh trên mỗi tuyến đường cũng thay đổi theo năm tháng. Chắc chắn bạn sẽ không thể tìm thấy 1 cái bưu điện hay 1 mốc vị trí nào đó trên tấm bản đồ năm 1995 vào thời điểm năm 2015 phải không nào?
=> Bản đồ không phải là cảnh thật. Nó chỉ phản chiếu cảnh thật ở 1 thời điểm nhất định. Nó đúng ở thời điểm này nhưng cũng có thể không đúng ở thời điểm khác. Tư duy nhận thức của con người cũng như tấm bản đồ ấy vậy. Bạn không thể áp dụng lối tư duy cũ kỹ, lạc hậu để quyết định làm một công việc mới.
=> Bài học rút ra: hãy không ngừng cập nhật bản đồ trong đầu mình, học hỏi, nâng cao khả năng, hoàn thiện bản thân để phù hợp với hoàn cảnh, sự phát triển không ngừng của xã hội.
Ví dụ 2: 2 người đều có trên tay 1 tấm bản đồ Hà Nội, cùng xuất phát từ Hồ Tùng Mậu đến bến xe Gia Lâm. Tuy nhiên, mỗi người lại chọn cho mình một đường đi khác nhau và đến đích với thời gian khác nhau, bởi luôn có rất nhiều con đường khác nhau cùng dẫn tới 1 cái đích mà.
Hoặc cũng vị trí xuất phát và cái đích đến đó, 1 người cầm tấm bản đồ năm 2015 đi và rất dễ dàng đi đến nơi, còn 1 người thì cầm tấm bản đồ năm 2000 và họ bị lạc đường, không đến được đích.
=> Tấm bản đồ trong đầu mỗi người là khác nhau, và họ đều có suy nghĩ, sự lựa chọn riêng của mình. Mỗi người nhìn nhận sự vật, sự việc bằng nhận thức riêng của họ bởi tiềm thức của con người không ai giống ai, nó được tạo nên từ những trải nghiệm trong quá khứ riêng biệt.
=> Bạn cần tôn trọng thế giới quan riêng của người khác, đừng bao giờ áp đặt suy nghĩ của bạn cho họ, bởi lẽ họ cũng có những con đường riêng để đến đích của mình.
Nếu bản đồ trong đầu họ là những trải nghiệm tiêu cực, là nguyên nhân dẫn đến cuộc sống của họ bất ổn, làm tổn thương người khác,....thì bạn cũng đừng vội phán xét, chê trách, ghét bỏ họ. Hãy đứn vào vị trí của họ và cập nhật bản đồ giúp họ.
2. Cơ thể và tâm trí là một
Bạn có thấy ai đang rất là vui vẻ, thoải mái mà nằm gục xuống bàn, gương mặt mệt mỏi, xám xịt, bước đi uể oải, chậm chạp không?
Hay bạn có thấy người nào đó đang buồn bã, đau đầu, hoặc có chuyện gì đó rất là đau khổ,... mà gương mặt lúc nào cũng rạng rỡ, tươi cười, nhảy nhót, huýt sáo,....không?
Chắc chắn là không phải không ạ?
Những người đang rất là vui vẻ, hạnh phúc thì gương mặt họ sẽ rạng rỡ, tươi cười, cơ thể họ hoạt động nhiều hơn, họ cảm thấy thoải mái, khoẻ khoắn và tràn đầy năng lượng phải không ạ?
Còn những người ốm yếu, mệt mỏi, hay suy nghĩ tiêu cực họ luôn trong trạng thái than phiền, gương mặt phờ phạc, uể oải,....
=> Cơ thể và tâm trí luôn luôn song hành, bổ trợ lẫn nhau. Cơ thể khoẻ mạnh là ngơi nguồn của một tâm trí sáng suốt, tràn đầy năng lượng. 1 tâm trí luôn thoải mái, bình yên thì cơ thể sẽ khoẻ mạnh, đẩy lui mọi bệnh tật,giúp cuộc sống của bạn luôn vui vẻ, lạc quan, yên bình, hạnh phúc.
=> Mỗi khi tâm mệt mỏi, tiêu cực hãy thay đổi trạng thái cơ thể, suy nghĩ tích cực.
Hãy thường xuyên rèn luyện cho tâm trí và cơ thể bạn khoẻ mạnh. Để có một cơ thể khoẻ mạnh, chúng ta có thể luyện tập bằng nhiều cách khác nhau như thể dục buổi sáng, thiền, yoga, chơi thể thao,...
Luyện tâm trí bằng việc suy nghĩ tích cực, tập thiền, nghe thôi miên, làm các bài tập tưởng tượng, sáng tạo,....
3. Mỗi hành vi đều có chủ đích tích cực
Bất kể con người làm gì (dù là hành vi xấu hay tốt theo quan điểm của ta) thì đều có một chủ đích tích cực đằng sau hành vi ấy.
Dù là một tên giết người hay là một tên lừa đảo chuyên nghiệp thì tận sâu trong trái tim hắn sẽ có lúc bị “rung động”, hắn cũng xuất phát từ mục đích tích cực và đối với hắn là "tốt".
Ví dụ 1: Lê Văn Luyện cướp tiệm vàng và gây ra vụ thảm sát kinh hoàng ở Bắc Giang.
Vậy chủ đích tích cực của anh ta ở đây là gì?
1. Cướp vàng: để có tiền trả nợ và ăn tiêu. Anh ta có ý thức trả nợ là tốt, nhu cầu sinh hoạt, ăn tiêu và thiết yếu của mỗi con người. Chỉ là với cùng một mục đích như vậy, có rất nhiều phương pháp để đạt được mục đích đó như: đi làm thuê kiếm tiền, vay bố mẹ,....nhưng anh ta đã chọn giải pháp đó.
2. Giết người: thực ra mục đích của anh ta không phải là giết người, rõ ràng anh ta biết giết người là phạm pháp, là xấu, nhưng do bị phát hiện, trong lúc quá hoảng loạn anh ta đã giết người để tự vệ. hành vi muốn tự vệ của anh ta là một chủ đích tích cực.
Ví dụ 2: một người ăn cắp do hoàn cảnh vô cùng khó khăn, để có tiền nuôi con nhỏ, nuôi mẹ già, người ta đã đi ăn cắp, ăn trộm. Hành vi ăn cắp, ăn trộm là xấu, nhưng người đó xuất phát từ một chủ đích vô cùng tốt.
Ví dụ 3: Mỗi gia đình có phương pháp giáo dục con cái riêng. Có những người bố mẹ rất mực nuông chiều con, không bao giờ to tiếng với con, có những gia đình vô cùng nghiêm khắc với con, dùng bạo lực để dạy dỗ con, nếu con làm sai là đánh đập, chửi bới. Cả 2 gia đình này có xấu không? Không hề. Chủ đích tích cực của họ đều là muốn tốt cho con mình, chỉ là họ chọn những phương pháp giáo dục khác nhau, nó có thể phù hợp, hoặc không phù hợp.
Bài học: hãy nhìn nhận mọi việc từ chủ đích tích cực của con người để thông cảm cho họ, và từ đó giúp họ định hướng phương pháp thực hiện chủ đích tích cực ấy một cách đúng đắn nhất, thiết lập hành vi tích cực, có ích cho xã hội.
4. Tôi chịu trách nhiệm về tâm trí của mình và tôi có kết quả như ý.
Tất cả mọi sự việc đều xảy ra hai lần: một lần trong đầu và một lần một lần ngoài thực tế. Nếu trong tâm trí, trong đầu chúng ta nghĩ sai thì khi nó diễn ra ngoài thực tế cũng sẽ sai bởi vì thế giới bên trong, cái bên trong tâm trí sẽ quyết định kết quả đạt được. Vì vậy muốn đạt được được kết quả tốt thì cái bên trong, tâm trí phải đúng trước.
Ví dụ: khi chọn trường và bước vào kì thi đại học. Mục tiêu của bạn thi vào trường Đại học Thương Mại thì bạn chỉ cố gắng đạt mức điểm phù hợp để vào được trường Thương Mại. Nhưng nếu bạn đặt ra mục tiêu phải thi đỗ vào khoa cao điểm nhất của trường Đại học Ngoại Thương thì bạn sẽ phải có những kế hoạch nỗ lực học tập hết mình để đạt được mục tiêu đó, và kết quả sẽ khác.
5. Ý nghĩa của việc giao tiếp là phản hồi mà bạn nhận được.
Giao tiếp chỉ thật sự có ý nghĩa khi chúng ta làm cho người khác hiểu mình nói gì và mình hiểu đối phương muốn nói gì. Sự phản hồi là dấu hiệu nhận biết được hiệu quả của việc giao tiếp. Việc giao tiếp chỉ được xem là thành công nếu phản hồi nhận được đúng như mục đích của người thực hiện giao tiếp đó. Khi chúng ta giao tiếp hay đối xử với người khác như thế nào thì sẽ nhận lại phản hồi như thế.
Ví dụ: khi bạn muốn người khác yêu quý bạn, nói những lời yêu thương, quan tâm bạn trong khi bản thân bạn không làm điều đấy với họ hoặc không nói cho họ biết bạn muốn gì, thì làm sao bạn nhận lại được điều bạn muốn?
bạn muốn hiểu cấp dưới của mình, muốn họ yêu quý mình, muốn họ phát huy sức sáng tạo của họ để đem lại hiệu quả tốt nhất, nhưng bạn lại không ngừng chèn ép, quát nạt nhân viên và bắt họ làm theo ý bạn thì làm sao bạn đạt được điều bạn muốn từ họ?
6. Con người không phải là hành vi của họ.
Mỗi người
khi sinh ra, xuất phát điểm của họ đều là người tốt, rất đơn giản, mộc mạc. Dần
dần, khi lớn lên, dưới sự tác động của môi trường sống xung quanh cùng những trải
nghiệm riêng mà hình thành nên suy nghĩ, thái độ và hành vi của họ. Mọi hành vi
đều có chủ đích tích cực bên trong. Dù hành vi đó là tốt hay xấu, thì chúng ta
đều biết cái chủ đích tích cực bên trong họ là tốt, chỉ là hành động của họ
chưa đúng. Vì vậy, khi họ thực hiện 1 hành vi nào đó thì đó không phải là bản
chất con người bên trong của họ.
Ví dụ 1:
Trên báo có đăng rất nhiều vụ việc những kẻ bị người
yêu phản bội, đòi chia tay,… mà đi giết người yêu mình hoặc tìm cách kết liễu mạng
sống của mình, bị xã hội lên án.
Chúng ta cùng phân tích:
Hoàn cảnh: anh chàng đó vì quá yêu, quá đau khổ và
nghĩ là không thể sống thiếu người ấy. Tình yêu vốn ích kỉ, có ai muốn người
yêu mình đi yêu 1 người khác, có ai muốn bị người yêu mình lừa dối, phản bội
đâu?
Trong lúc quá đau khổ, con người ta tưởng chừng như
rơi vào sự tột cùng của nỗi đau, khi đó, sẽ không còn lý trí, lúc này người ta
sẽ bị chi phối hoàn toàn bởi cảm xúc, bởi sự đau khổ, oán hận đến bước đường
cùng.
Chủ đích tích cực của họ: muốn được ở bên người mình
yêu, sống cùng sống, chết cùng chết, muốn được giải toả sự uất ức, đau khổ
trong lòng mình, muốn được giải thoát khỏi sự đau khổ, muốn tìm được cảm giác
bình yên trong tâm trí,…..
Ví dụ 2: một người bố trong lúc nóng giận không kiềm
chế được đã mắng chửi, thậm chí tát con mình vì kết quả học tập của cậu ta
không đạt như ý muốn của người bố.
Vậy người bố đó có phải là một con người độc ác không?
Hoàn cảnh: người bố đã đặt rất nhiều kì vọng vào đứa
con của mình và kết quả nó mang về thì ngược lại.
Hành vi: đánh chửi con.
Suy nghĩ của người bố: dùng biện pháp đó nó sẽ sợ mà
làm theo, cố gắng học thật tốt, không dám lười nhác, cha ông ta có câu: “miếng
ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời”. Và trải nghiệm trong quá khứ + hoàn cảnh hiện tại khiến ông ta mất kiểm
soát hoặc dùng bạo lực để răn đe, dạy dỗ con mình.
Chủ đích tích cực: cha mẹ nào cũng mong muốn những điều
tốt đẹp nhất đến với con cái của mình, đều mong nó trở thành niềm tự hào cho
gia đình. Người bố đó chỉ mong muốn dạy dỗ con nên người, muốn con học tập thật
tốt để có 1 tương lai tươi sáng, 1 cuộc sống tốt đẹp.
=> Con người ta thường hành xử theo cảm xúc. Cảm
xúc quyết định 90% hành vi của con người. Vì vậy, hành vi chỉ đại diện cho trạng
thái cảm xúc hay sự phản ứng lại với môi trường tại 1 thời điểm nhất định, chứ
không thể hiện bản chất của 1 con người. Ở thời điểm khác, hoàn cảnh khác, có lại
có 1 trạng thái cảm xúc khác và cách ứng xử, hành vi khác nhau. Nhưng có 1 điều
chắc chắn rằng, dù hành vi của họ là gì, thì chủ đích tích cực của họ luôn luôn
hướng tới cái tốt đẹp, bởi mong muốn cao nhất của con người là sự hạnh phúc,
bình an trong tâm hồn.
=> Bài học rút ra: Không bao giờ phán xét người
khác thông qua hành vi của họ.
Thay vào đó, hãy tìm ra chủ đích tích cực sau hành vi ấy
và giúp họ sống tốt hơn.
7. Quy luật thay đổi linh hoạt
Khi môi trường và hoàn cảnh thay đổi, sẽ dẫn tới kết
quả thay đổi. Cùng 1 mục tiêu, nhưng những hành động khác nhau sẽ dẫn tới kết
quả khác nhau. Bởi lẽ môi trường bên ngoài luôn luôn biến động, thay đổi, chúng
ta không thể dập khuân cứng nhắc theo 1 quy trình công việc nhất định, mà phải
biết điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với tác động của môi trường để đạt được kết
quả cao nhất.
Ví dụ: với công việc của 1 lập trình
viên máy tính: Khi anh ta thiết kế một chương trình máy tính, anh ta biết rằng
chương trình sẽ có rất nhiều chỗ sai sót khi nó được hoàn thành. Không có
chương trình máy tính nào đã từng làm việc một cách hoàn hảo trong lần chạy
đầu tiên. Tuy nhiên, người lập trình viên chấp nhận điều này như một thực tế của
cuộc sống và sau đó bắt đầu quay trở lại toàn bộ chương trình, từng dòng một,
khắc phục những khiếm khuyết. Khi lập trình viên kết thúc, chương trình sẽ hoạt
động một cách hoàn hảo.
Cũng tương tự như vậy, bất kì khi nào mà kế hoạch của bạn dường
như không thành công, hoặc có những bất ổn nào đó, thay vì tiến tới mạnh hơn, dập
khuôn theo lối cũ, bạn hãy dừng lại và đánh giá lại tình hình. Xem xét khả
năng bạn có thể sai lầm ở chỗ nào. Liên tục kiểm tra kế hoạch, hành động của bạn
và điều chỉnh cho phù hợp cho đến khi chúng không còn lỗi và chúng cho phép bạn
tiến về trước một cách êm ả, giúp bạn đạt được mục tiêu bạn mong muốn.
8. Không có thất bại, chỉ có những phản hồi.
Với mỗi hành động chúng ta làm, không
có thất bại, chỉ có những phản hồi. Chúng ta chỉ thực sự thất bại khi chúng ta
ngồi đó và không làm gì hoặc bỏ cuộc. Với mỗi kết quả không như ý mà chúng ta
nhận được, đó chỉ là sự phản hồi để chúng ta biết mình đã chưa đi đúng hướng,
còn bị lạc đường ở đâu đó và cần kiểm tra, xem xét, nhìn nhận và cải thiện lại.
Những phản hồi đó cho ta bài học và cho ta biết những cách không đi đến thành
công, con đường thành công vẫn ở phía trước đợi ta, việc ta cần làm là tiếp tục
khám phá ra nó.
Đây cũng là dịp để bạn phát huy năng
lực cá nhân của mình, là cơ hội để bạn thực hành các kỹ năng và hoàn thiện năng
lực làm việc của mình.
Ví dụ: Thomas Edison để phát minh ra
bóng đèn, ông đã có 10.000 lần không thành công. Ông nói: "Tôi
không thất bại. Tôi chỉ là đã tìm ra 10.000 cách không hoạt động".
Từ đó, ông loại trừ những phương pháp làm không hiệu quả, những cách thức không
mang lại kết quả như mong muốn để tìm ra đúng vật liệu làm sợi dây tóc bóng
đèn.
9. Con người
có tất cả nguồn lực để thành công
Để được
sinh ra và tồn tại trên thế giới này, mỗi chúng ta đã là người chiến thắng
trong cuộc chiến tranh giành sự sống. Xuất phát điểm mỗi người khi chào đời là
như nhau, được trao những nguồn lực như nhau. Tuy nhiên, hoàn cảnh sống của mỗi
người lại khác nhau, và điều quan trọng là ta vận dụng những nguồn lực ấy như
thế nào để thích nghi với môi trường sống và làm chủ cuộc sống của mình. Tất cả mọi người đều có nguồn lực cần thiết để
thành công và đạt được mục tiêu của mình. Giả sử tư duy nhận thức của con người
được ví như cái bóng đèn. Mỗi người sinh ra đều được trao 10 cái bóng đèn. Để
thành công, chúng ta càng bật được nhiều bóng đèn càng nhanh càng tốt. Muốn vậy,
chúng ta cần không ngừng học hỏi, cập nhật tư duy của những người thành công và
biến nó thành của mình.
Ví dụ: bạn muốn trở
thành 1 bác sĩ đa khoa xuất sắc, bạn phải luôn không ngừng nỗ lực học tập ở trường,
học hỏi những bác sỹ đa khoa hàng đầu, tìm tòi tài liệu, nghiên cứu ra cách
phương pháp chữa bệnh hiệu quả, luôn không ngừng nỗ lực quan sát, học hỏi,
nghiên cứu, làm việc để đạt được mục tiêu của mình.
Người ta thường nói: Cách
nhanh nhất để thành công là học hỏi từ những người thành công.
10. Tôn trọng thế giới
quan của người khác.
Do hoàn cảnh sống và trải
nghiệm trong quá khứ của mỗi người là khác nhau, nên mỗi người sẽ có những suy
nghĩ, nhận thức, quan điểm, kinh nghiệm khác nhau khi nhận xét, đánh giá về
cùng 1 sự vật, sự việc.
Chắc chắn bạn đều muốn mọi người lắng nghe và tôn trọng mình phải không
nào? Sẽ ra sao khi 1 người nào đó gạt đi tất cả những suy nghĩ trong đầu bạn,
cho rằng bạn không có khả năng, bạn ngu dốt, yếu kém, bất tài, nhu nhược,….và bắt
bạn phải làm theo ý họ vì họ cho rằng họ thông minh, tài giỏi hơn bạn? Bạn có
thích nổi họ không? Có yêu mến được và tươi cười được với họ không? Chắc chắn
là không phải không nào?
Bạn có còn nhớ tiền giả định số 1: Bản đồ không phải là cảnh thật không?
Mỗi người có 1 tấm bản đồ riêng trong đầu mình, bạn cũng có, và người khác cũng
có. Vì vậy, hãy tôn trọng thế giới quan của chính mình và tôn trọng bản đồ của
người khác, không phán xét hay ép buộc họ phải làm theo ý mình. Hãy trân trọng
họ như thể bạn trân trọng chính mình và muốn họ trân trọng bạn vậy.
11. Sự phản kháng, chống đối là sự thiếu thiện cảm
Ví dụ: Ai đó kháng cự, phản đối bạn, bác bỏ mọi lời nói của bạn => họ không thích bạn, vì bạn chưa đủ mạnh để tạo thiện cảm với họ, bạn chưa đồng hành cùng suy nghĩ, cảm xúc của họ.
=> Linh hoạt trong giao tiếp, cách thức tạo thiện cảm để có được mối quan hệ thân thiện nhất.
12. Nhận thức là sự phản chiếu ra bên ngoài.
Bạn không thể nhìn thấy tất cả mọi thứ mà bạn mong muốn, bạn chỉ nhìn thấy cuộc đời, mọi thứ trong phạm vi năng lực của mình. Khi ta nhận thức một vấn đề, nó phản ánh nhận thức riêng của bản thân. Nhận thức thay đổi thì cách nhìn nhận vấn đề cũng thay đổi. Vì vậy càng nhiều góc nhìn ta càng tiến đến sự thật. Nhận thức là sự phản chiếu năng lực, tiềm thức của bạn.
13. Năng lượng chảy đến nơi tập trung
Ví dụ: Khi bạn bị đau bụng bạn sẽ tập trung vào chỗ đau đó khiến nó càng đau thêm. Khi tập trung chữa lành vết thương đó thì vết thương đó sẽ nhanh chóng khỏi.
Tương tự khi ta tập trung làm một việc gì đó, ta dồn năng lượng để thực hiện nó thì ta sẽ thực hiện được công việc đó rất nhanh và nhìn thấy cơ hội ở tất cả mọi nơi xung quanh ta. Từ đó cho ta thấy sự tập trung ở đâu thì năng lượng sẽ chảy đến đó.
14. Kiểm tra sự tương quan môi trường
Bất kì điều gì chúng ta làm đều có ảnh hưởng đến một hoặc tất cả các việc khác. Do đó chúng ta cần lưu tâm để ý đến môi trường xung quanh trước khi làm một việc gì đó. Mọi hành động mà ta quyết định làm hay không làm cũng đều tạo ra một kết quả nào đó. Nếu chúng ta không tạo ra sự ảnh hưởng đến xung quanh, thì chúng ta sẽ chịu tác động xâm lấn từ ảnh hưởng của môi trường. Vì vậy muốn tạo ra môi trường xung quanh tốt thì ta phải chủ động giúp đỡ và chia sẻ với mọi người xung quanh thì ta sẽ nhận được sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh.
15. Muốn hiểu hãy hành động
Con người không thể chuyển hết hoá thông tin mà họ trải nghiệm thành ngôn ngữ trao đổi thông tin. Lý thuyết chỉ là ngôn từ của một ai đó để truyền tải thông tin theo cách của họ. Chỉ có tự mình hành động thì bạn mới có thể thấu hiểu sự vật, hiện tượng mà mình muốn hiểu và biến nó thành trải nghiệm riêng của chính mình “SỨC MẠNH NẰM Ở HÀNH ĐỘNG”,